Sự nghiệp Chung_Thiệu_Quân

Chiết Giang

Ông là người sinh ra, lớn lên và học tập tại quê nhà Chiết Giang. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, ông bắt đầu sự nghiệp công vụ viên ở Chiết Giang.[4]

Vào tháng 10 năm 2002, Tập Cận Bình được Trung ương điều chuyển tới Chiết Giang, giữ chức Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang đồng thời là Phó Tỉnh trưởng kiêm Quyền Tỉnh trưởng Chiết Giang. Khi là Bí thư Chiết Giang, ông trở thành thủ trưởng chỉ huy lãnh đạo toàn diện tỉnh Chiết Giang, kiêm nhiệm Tỉnh trưởng Chiết Giang là vị trí tạm thời trước khi bổ nhiệm Tỉnh trưởng mới.[Ghi chú 1] Trong những năm này, Chung Thiệu Quân trở thành một trong những người phụ tá của Tập Cận Bình, bằng tài năng của mình. Ông công tác với chức vụ Chánh Thư ký Bí thư, như một người hỗ trợ cho nhà lãnh đạo. Cùng với Thái Kỳ, Hoàng Khôn Minh, Trần Đức Vinh, Bayanqolu, Lâu Dương Sinh, Hạ Bảo Long, Lý Cường, Trần Mẫn Nhĩ, Lý Hi, Trần Hi, Hà Lập Phong, Thư Quốc Tăng thành lập tổ chức hệ thống chỉ huy Chiết Giang, trở thành Quân Chiết Giang Tập Cận Bình.[5]

Tập Cận Bình công tác lãnh đạo Chiết Giang từ năm 2002 đến 2007, tròn Đại hội Đảng khóa XVI. Chung Thiệu Quân cùng Quân Chiết Giang Tập Cận Bình phụ trách nhiều lĩnh vực, đẩy mạnh các chính sách và thực thi chỉ đạo của thủ trưởng, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế, ổn định tiến bộ xã hội tỉnh Chiết Giang đạt mức độ phát triển xuất sắc, tạo cơ sở Chiết Giang cho đến ngày nay. Vào năm 2020, GDP Chiết Giang đạt 6.235 tỷ tệ, tương đương 904 tỷ USD, xếp thứ tư toàn quốc, có tốc độ tăng trưởng thực tế đạt 6,8%, tốc độ danh nghĩa nội địa đạt tới 12,6%,[Ghi chú 2] một tốc độ khủng khiếp.[6] Chiết Giang hướng tới đạt GDP 1000 tỷ USD, tăng vị trí trong danh sách các đơn vị hành chính cấp tỉnh phát triển nhất thế giới.

Trong những năm này, ông được bổ nhiệm thăng chức thành Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy tỉnh Chiết Giang, chức vụ hàm Chính Sở - Chính Cục.

Thượng Hải

Cuối 2006, đầu năm 2007, trong thời điểm mà Đại hội Đảng khóa XVII chuẩn bị tiến hành thì Trung Quốc rung động bởi cuộc thanh trừng công vụ viên tham nhũng mà điển hình nghiêm trọng là Trần Lương Vũ. Sau khi tiến hành điều tra, phán quyết Trần Lương Vũ, Tập Cận Bình được điều chuyển bộ nhiệm thay thế, làm Bí thư Thành ủy thành phố Thượng Hải.

Với tư cách là người phụ tá, Chung Thiệu Quân được điều chuyển theo và tiếp tục làm Chánh Thư ký Bí thư. Cùng thời gian năm 2007, ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Thành ủy Thượng Hải.[7]

Công tác trung ương

Văn phòng Trung ương Đảng

Cuối năm 2007, Đại hội Đảng khóa XVII diễn biến. Vấn đề quan trọng diễn ra là Tập Cận Bình được bầu vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trở thành Lãnh đạo cấp Quốc gia. Chung Thiệu Quân tiếp tục theo bước và được điều về Trung ương công tác. Ông được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghiên cứu Chính trị Văn phòng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[8]

Văn phòng Quân ủy Trung ương

Năm 2012, Tập Cận Bình giữ các chức vụ: Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, chính thức trở thành Nhà lãnh đạo quốc gia tối cao của đất nước và dân tộc Trung Hoa.

Chung Thiệu Quân được điều chỉnh công tác tại Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Ông được bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch Quân ủy Trung ương,[9] phụ tá lãnh tụ Tập Cận Bình ở lĩnh vực quân đội từ năm 2013.[10] Trong nhiệm kỳ khóa XVIII này, ông cùng Chủ nhiệm Văn phòng Tần Sinh Tường phụ trách công tác thông thường và thường xuyên của Giải phóng quân, xử lý các vấn đề và phụ tá trực tiếp cho Chủ tịch Quân ủy, tức triển khai lệnh của Tập Cận Bình trong lĩnh vực quân sự, liên kết hỗ trợ hai Phó Chủ tịch Quân ủy, tướng lĩnh trọng yếu cùng các quân chủng,[Ghi chú 3] chiến khu,[Ghi chú 4] bộ máy quân đội - các lực lượng cấp bộ. Đây là một chức vụ có vai trò quan trọng, ông giữ hàm Đại hiệu, đến năm 2016 được phong Thiếu tướng.[5]

Năm 2017, ông là một trong 303 tướng quân được cử tham gia Đại hội Đảng Toàn quốc. Trước kỳ Đại hội, với tư cách là thư ký Tập Cận Bình, ông được dự đoán sẽ tăng thêm vị trí công tác.[11] Vào tháng 12 năm 2017, sau kỳ Đại hội Đảng khóa XIX, ông được thăng chức bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Văn phòng Quân ủy Trung ương Trung Quốc, một chức vụ với hàm Bộ trưởng, khi mới 49 tuổi.[12]

Quân hàm Giải phóng quân

Ông được phong quân hàm Đại hiệu (大校 - tương đương Đại tá). Ông được phong thẳng, không qua công tác quân đội.[13]

Vào tháng 07 năm 2016, ông được thăng hàm Thiếu tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc.[5][Ghi chú 5][Ghi chú 6] Vào tháng 12 năm 2019, ông được thăng hàm Trung tướng Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc. Ông là một vị tướng đặc biệt của Trung Quốc. Chung Thiệu Quân công tác không xuất phát từ lĩnh vực quân sự, mà là chuyển vị trí giữa chừng trong sự nghiệp,[14] đồng thời là ngôi sao đang lên và nhân vật trẻ nhất trong số lực lượng phụ tá của lãnh tụ Tập Cận Bình.[2][15][16]

Thực tế từ những thập niên đầu của thế kỷ XXI, phân bố chức vụ và quân hàm giữa Trung Quốc và Việt Nam, tức Giải phóng quân Nhân dân Trung QuốcQuân đội nhân dân Việt Nam có khác biệt. Giải phóng quân cấp tướng quân chỉ có ba cấp là Thiếu tướng, Trung tướngThượng tướng. Đơn cử hàm Trung tướng, Việt Nam cho tới tháng 02 năm 2020 có tới 244 Trung tướng[Ghi chú 7], gấp đôi trong khi Trung Quốc chỉ có 122 Trung tướng.[Ghi chú 8]

Năm thụ phong201320162019
Quân hàm
Cấp bậcĐại hiệuThiếu tướngTrung tướng

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chung_Thiệu_Quân http://news.sina.com.cn/c/nd/2017-12-27/doc-ifyqcs... http://www.boxun.com/news/gb/china/2013/07/2013071... http://www.boxun.com/news/gb/china/2014/12/2014122... http://www.zj.xinhuanet.com/2020-01/22/c_112549249... http://www.asianews.it/news-en/Tianjin-disaster,-p... https://www.chinavitae.com/biography/Zhong_Shaojun https://www.dwnews.com/%E4%B8%AD%E5%9B%BD/60044728... https://www.ejinsight.com/eji/article/id/1241138/2... https://sinosphere.blogs.nytimes.com/2015/09/30/th... https://www.scmp.com/news/china/diplomacy-defence/...